“Vua tôm” hiến kế cứu… con tôm

Trong 10 hộ nuôi tôm ở miền Tây thì hiện có tới 8 hộ thua lỗ, một tỷ lệ thật khủng khiếp khiến người nuôi tôm ở vùng ĐBSCL mất ăn mất ngủ. Chuyện gì đang xảy ra với con tôm? “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn, ngụ thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) hiến kế “cứu” con tôm…

vua tôm
Vua tôm Võ Hồng Ngoãn, trăn trở về nghề nuôi tôm…

Vua tôm… cũng khóc!

Những ngày giữa tháng 11/2015, có dịp về Bạc Liêu, chúng tôi được “Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn kể “chuyện nóng” về con tôm đang “lên bờ xuống ruộng” khiến nhiều hộ ven biển ở ĐBSCL lao đao. Ông Ngoãn cho biết, đã nhiều năm làm nghề nuôi tôm nhưng ít khi nào ông thất bại. Ấy vậy mà năm nay sau khi trúng 600 triệu đồng hồi giữa năm, thì mới đây thu hoạch 4 ao (1 ao rộng 5.000m2) ông bị “thua” lỗ 300 triệu đồng.

“Con tôm nuôi bây giờ kỳ lạ lắm chú ơi, thả giống xuống là phập phồng lo sợ hổng biết nó sống chết ra sao. Nguyên nhân là do thời tiết bây giờ bất thường lắm, dịch bệnh tùm lum không thể phòng được. Nuôi tôm giống như đánh bạc vậy?”, ông Ngoãn bộc bạch.

Chỉ chúng tôi cánh đồng tôm bạt ngàn xa ngút tầm mắt, ông Ngoãn kể: “Người dân xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) cũng như nhiều vùng ven biển khác cũng nhờ vào con tôm mà đời sống thay đổi. Tuy nhiên, càng về sau này thì nghề nuôi tôm bộc lộ nhiều rủi ro không còn bền vững nữa. Nguyên nhân do ngành chức năng thiếu qui hoạch, thiếu đầu tư hệ thống thủy lợi, diện tích tôm cứ phát triển ào ạt đã kéo theo nhiều hệ lụy. Cứ thử hình dung, cùng 1 con kênh nhưng những hộ nuôi tôm bị bệnh vô tư thải nước dơ ra ngoài, còn những hộ khác cứ lấy nước vào ao. Chính vì vậy, mỗi khi tôm bị bệnh thì lập tức lây lan trên diện rộng”.

Năm 2015 này, ngoài chuyện dịch bệnh bùng phát thì giá tôm rớt tệ hại. Tôm sú loại 40 con/kg giá có 140.000-150.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 100 con/kg giá chỉ 70.000 - 80.000 đồng/kg… khiến nông dân thua “kép”. “Tôi có dò hỏi nhiều người nuôi tôm các nơi thì anh em than là tỷ lệ hộ nuôi tôm thua lỗ năm nay lên tới 80%, một con số thật khủng khiếp. Như thế này thì nghề nuôi tôm nguy mất”, ông Ngoãn lo lắng.

Kéo doanh nghiệp vào để chia sẻ rủi ro cùng nông dân

Theo ông Ngoãn, trong lúc nhiều hộ nuôi tôm bị lỗ, nợ nần chất chồng, thậm chí có hộ phải bán đất, bỏ xứ mà đi vì không còn khả năng chịu đựng. Hoàn cảnh bi đát như vậy, nhưng những doanh nghiệp sản xuất thức ăn và sản xuất con giống cứ “phây phây mà phất”; điều này xem ra nghịch lý.

Nhìn vào thực tế mấy năm qua thì những nhà cung cấp thức ăn và con giống ít bao giờ lỗ, bởi họ nắm đàng cán. Trong khi người nuôi tôm thì không biết chất lượng con giống ra sao, thức ăn có đúng tiêu chuẩn không? Dù mù mờ nhưng buộc phải mua, bởi không còn cách nào khác. Điều khá bức xúc là hầu hết các nhà sản xuất thức ăn là của tập đoàn nước ngoài. Do đó, dân nuôi tôm thường nói vui với nhau: “Tụi mình đang nai lưng làm giàu cho các tập đoàn nước ngoài?”.

“Lâu nay, tui từng nhắc bà con phải bình tĩnh khi nghe các tập đoàn nước ngoài khuyến cáo “nuôi mật độ dầy để có nhiều tôm”, việc này là không dễ. Bởi khi nuôi tôm sú mật độ dầy thì sẽ sử dụng nhiều con giống, nhiều thức ăn… nhưng dễ xảy ra dịch bệnh; khi có bệnh buộc nông dân phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh… Đàng nào doanh nghiệp thức ăn và con giống cũng được lợi. Thời gian qua, tôm chết tràn lan cũng do bà con lạm dụng thả nuôi quá dầy?”, ông nói.

Ông Ngoãn cho rằng, 2 vấn đề quan trọng quyết định thành bại của nghề nuôi tôm là “con giống và môi trường”; nếu con giống tốt nhưng môi trường ô nhiễm thì nuôi sẽ không hiệu quả, ngược lại môi trường đảm bảo mà con giống bị nhiễm bệnh thì người nuôi cũng thua. Cả 2 việc này rất cần ngành chức năng quyết liệt vào cuộc mới xử lý được.

Để gỡ khó cho con tôm, ông Ngoãn đề nghị cần mạnh dạn thay đổi mô hình nuôi và mối quan hệ giữa nông dân với doanh nghiệp. Theo đó, ngành chức năng nên có biện pháp để thực hiện mô hình liên kết, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm như thời gian qua. Cụ thể, doanh nghiệp sản xuất giống và doanh nghiệp thức ăn nên “có trách nhiệm” trong việc liên kết với nông dân như: cung ứng con giống đảm bảo chất lượng; nếu trong thời gian 1 tháng đầu đối với giống tôm thẻ và 2 tháng đầu đối với giống tôm sú bị bệnh chết, thì không thu tiền người nuôi. Cách làm này để chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp với nông dân. Còn doanh nghiệp thức ăn cũng có hình thức liên kết tương tự.

“Về cơ bản chỉ có doanh nghiệp mới biết chất lượng con giống mà họ sản xuất ra có sạch bệnh hay bị nhiễm bệnh, nông dân không tài nào biết được. Do đó, đã đến lúc doanh nghiệp cần cam kết “trách nhiệm” về sản phẩm của mình; đây cũng là một trong những giải pháp hợp tác để “cứu” con tôm”, ông Ngoãn nói.

Cũng theo ông Ngoãn, mô hình nuôi tôm trong nhà kính ở Bạc Liêu đang triển khai thành công, tuy nhiên do nuôi mật độ quá dầy, chi phí đầu tư lớn (1 ha hơn 10 tỷ đồng) nên khó nhân rộng đại trà, bởi đa phần nông dân không đủ vốn. Về cơ bản, cần phát triển mô hình nuôi quảng canh, nuôi tôm lúa, tôm rừng, tôm sạch… Đồng thời, kiểm soát chặt mô hình nuôi công nghiệp ở những vùng qui hoạch, diện tích nhất định, hạn chế phát triển thêm…

Bộ NN&PTNT nhận định, con tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản chung của cả nước. Nếu như năm 2014, xuất khẩu thủy sản đạt 7,9 tỷ USD thì con tôm đóng góp hơn 50% giá trị. Tuy nhiên năm 2015 này xuất khẩu tôm gặp khó, dự báo kim ngạch chỉ đạt khoảng 3,2 tỷ USD. Và như thế, chỉ tiêu xuất khẩu thủy sản 8 tỷ USD sẽ khó hoàn thành.

Một Thế Giới, 18/11/2015
Đăng ngày 19/11/2015
Phước Huệ
Kinh tế

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Chế phẩm men vi sinh PONDTOSS™ xử lý môi trường nuôi thủy sản

Chế phẩm vi sinh vật PondToss™ hay Men vi sinh PondToss™ là sản phẩm thuộc thương hiệu Keeton - Mỹ, đạt Tiêu chuẩn Tepbac và được Tepbac phân phối chính thức trên thị trường Việt Nam.

Pondtoss
• 17:40 15/05/2024

Tép Bạc đưa thức ăn tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại châu Á về Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn cho tôm đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Châu Á ở Việt Nam.

Thức ăn tôm Thái Union
• 17:40 15/05/2024

Cách nâng kiềm trong ao nuôi tôm nước ngọt

Trong việc quản lý ao nuôi nước ngọt, việc duy trì mức độ kiềm phù hợp là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Tuy nhiên, đối với nhiều người nuôi, việc duy trì mức kiềm trong ao nước có thể là một thách thức. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá các phương pháp hiệu quả để nâng cao mức độ kiềm cho ao nước ngọt, giúp tạo ra môi trường sống lý tưởng cho tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 17:40 15/05/2024

Tôm chậm cứng vỏ do nguyên nhân gì?

Trong các ao nuôi, quá trình lột xác của tôm không chỉ là một sự kiện tự nhiên mà còn là một biểu hiện rõ ràng về sự phát triển và sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, mặc dù đã lột xác tôm vẫn không thể nhanh chóng cứng vỏ, tạo ra một tình trạng đầy lo lắng và bất ổn.

Tôm thẻ
• 17:40 15/05/2024

Giảm thiểu các chi phí cho vụ nuôi mới

Nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động về giá cả. Do vậy, việc tối ưu hóa chi phí sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng lợi nhuận và đảm bảo sự bền vững cho vụ nuôi. Làm thế nào để giảm thiểu các chi phí ở vụ nuôi mới? Bà con cùng tìm hiểu nội dung trong bài viết này nhé

Tôm thẻ chân trắng
• 17:40 15/05/2024